
Met Gala 2025 năm nay lại một lần nữa “chiêu đãi” cả thế giới với các biểu tượng đặc trưng – màn trình diễn đầy thu hút của các thương hiệu thời trang cao cấp, sự xuất hiện của những người nổi tiếng và sự “bàn ra tán vào” không ngớt trên mạng xã hội. Theo đó, các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton, Chanel, và Valentino đã chiếm lĩnh các tít báo với thiết kế đẹp mắt cùng dàn đại sứ toàn là các “siêu sao”.
Tuy nhiên, ngoài những ánh đèn flash lung linh trên thảm đỏ, thì một cuộc khủng hoảng có khả năng ập đến với ngành thời trang: một cơn bão hoàn hảo đến từ mức thuế quan cao, chi phí gia tăng và sự bất ổn từ chính các động lực thương mại trên toàn cầu.
Đáng chú ý, trọng tâm của sự hỗn loạn này là chương trình nghị sự thương mại được khơi gợi từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cụ thể, chúng có khả năng sẽ “bóp nghet” những tập đoàn đang thống trị hiện nay như LVMH hay Hermès, đồng thời tạo áp lực lên “gã khổng lồ” thời trang nhanh Shein.
Ngay cả khi các thương hiệu thời trang cao cấp đang sải bước đầy tự tin tại Met Gala, thì những vấn đề liên quan đến tài chính của thế giới thời trang vẫn đang tiến triển khó lường. Liệu thuế quan từ Mỹ có gây ảnh hưởng đến ngành hàng thời trang nói chung?
Chính Sách Thương Mại của Trump: Mối Đe Dọa Đang Rình Rập Đối Với Lợi Nhuận Ngành Thời Trang
Có thể nói, chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang gây chấn động đối với hệ sinh thái thời trang trên toàn cầu. Dù phía Nhà Trắng đã ra lệnh hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày cho Liên minh Châu Âu EU, thì chính phủ Mỹ vẫn áp dụng mức thuế cơ bản là 10% đối với hàng nhập khẩu thời trang từ châu Âu. Điều này có tác động trực tiếp đến các mặt hàng xuất khẩu xa xỉ từ Pháp và Ý – quê hương của nhiều thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Gucci hay Valentino.
Nhiều đề xuất với mức áp thuế nặng nề hơn cũng đang được đưa ra thảo luận:
- 20% thuế lên các sản phẩm thời trang và đồ da đến từ châu Âu
- 31% thuế lên mặt hàng đồng hồ đến từ Thụy Sỹ

Cũng trong thời gian này, chính sách thương mại của Mỹ cũng đã thắt chặt hơn đối với ngành hàng thời trang nhanh. Vào ngày 2 tháng 5, Mỹ đã xóa bỏ chính sách miễn trừ thuế đối với các kiện hàng đến từ Trung Quốc với giá trị dưới $800: tức là áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng được miễn thuế trước đây. Có thể nói, chính sách này đã gây tác động trực tiếp đối với các hoạt động hậu cần của ngành hàng thời trang nhanh, khi nhắm vào các thương hiệu như Shein – từng biết đến với mức chi phí rẻ và tần suất giao hàng liên tục giữa các khu vực trên toàn cầu.
Thời Trang Xa Xỉ & Thời Trang Nhanh Phản Ứng Với Các Đợt Tăng Giá Chiến Lược
Khi áp lực về thuế quan đang ngày càng gia tăng, thì các “nhà mốt” cũng đưa ra lựa chọn bảo đảm lợi nhuận thông qua sức mạnh định giá. Một nghiên cứu gần đây từ Joor đã chỉ ra rằng, 85% các thương hiệu thời trang đang lên kế hoạch nâng mức giá bán lẻ để bù đắp với khoản chi phí bị đội lên.
- LVMH, tập đoàn sở hữu các thương hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới, đã xác nhận trong cuộc gọi báo cáo thu nhập mới nhất của mình rằng họ sẽ tiến hành điều chỉnh giá tại Mỹ, đồng thời cắt giảm chi phí chung và hiệu chỉnh lại ngân sách tiếp thị để bảo vệ biên lợi nhuận.
- Hermès, vốn nổi tiếng với vị thế siêu độc quyền, đã tiến hành tăng giá bán lẻ tại Mỹ thêm 4-5% từ ngày 1 tháng 5, bên cạnh mức điều chỉnh hàng năm thông thường là 6-7% nhằm giảm bớt các tác động đến từ mức thuế quan mới.
- Shein, thương hiệu vốn hoạt động với biên lợi nhuận cực kỳ thấp, đã tăng giá thêm 10% tại Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 4, với lý do là sự gia tăng từ các ràn cản thương mại quốc tế. Đáng chú ý, giá cả của thương hiệu này tại Anh Quốc vẫn không đổi, từ đó, cho thấy sự phụ thuộc mang tầm chiến lược của Shein tại thị trường Mỹ.

Ngay cả ngành hàng thể thao cũng không tránh khỏi tác động đến từ các mức thuế quan. Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Hoa Kỳ (FDRA) – với sự tham gia của Nike, Adidas và Skechers – đã gửi một bức thư ngỏ tới Nhà Trắng vào ngày 29 tháng 4, nhằm kêu gọi hủy bỏ các mức thuế vừa được đề xuất. Hiệp hội này lên tiếng cảnh báo rằng mức thuế giày dép hiện tại (hiện đang là 20-37% đối với giày trẻ em) có thể tăng vọt lên 150-220%, từ đó dễ gây ra tình trạng phá sản tràn lan và khả năng thiếu hụt hàng tồn kho trên toàn quốc.
Đáng chú ý, không lâu sau đó, Skechers đã công bố một đợt tư nhân hóa bất ngờ vào ngày 5 tháng 5. Theo các nhà phân tích, thì động thái này là nhằm thoát khỏi sự giám sát của thị trường công, từ đó, đạt được sự linh hoạt trong bối cảnh thuế quan vẫn đang diễn biến khó lường.
3 Cách Thức Mà Thuế Quan Ảnh Hưởng Đến Tương Lai Ngành Thời Trang
Nhu Cầu Tiêu Dùng Suy Giảm
Những người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả leo thang đang giảm sức mua dần, đặc biệt là ở các danh mục xa xỉ không thiết yếu. Khi thuế quan đẩy chi phí cuối cùng của người dùng lên cao, thì cả tệp khách hàng khát vọng và tệp người mua cao cấp đều đang tự định giá lại mức chi tiêu của mình.

- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống mức 52.2 vào tháng 4 năm 2025 – mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2022, từ đó báo hiệu sự do dự ngày càng tăng trong việc mua sắm tùy ý của khách hàng.
- Các thương hiệu phụ thuộc nhiều vào Mỹ – thị trường thời trang lớn nhất thế giới – đang dần cảm nhận được sức nóng từ chính sách thuế quan mới. Chính kết quả kinh doanh quý 1 năm 2025 của LVMH đã xác nhận sự thay đổi này:
- Doanh thu giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 20.3 tỷ euro, so với mức tăng trưởng dự kiến là 2%.
- Thời trang và đồ da giảm 5%, vốn là bộ phận lớn nhất của công ty.
- Doanh thu tại Mỹ giảm 3%, Châu Á – Thái Bình Dương giảm 11% và Nhật Bản giảm 1%.
Sự sụt giảm này đã khiến cổ phiếu của LVMH giảm 8%, đẩy tập đoàn này tạm thời rời khỏi vị trí công ty niêm yết CAC40 có giá trị nhất và nhường chỗ cho Hermès.
Các Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Đang Đứng Trước Khủng Hoảng
Các thương hiệu xa xỉ có thể tự hào về làng nghề thủ công tại châu Âu, nhưng đằng sau một thương hiệu là cả một chuỗi cung ứng toàn cầu hóa mạnh mẽ. Theo đó, vật liệu và linh kiện của các sản phẩm này thường có nguồn gốc từ châu Á, sau đó được lắp ráp tại châu Âu và vận chuyển đến Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của thuế quan đã khiến mức cân bằng tưởng chừng như tinh tế này trở nên hỗn loạn. Trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro, các thương hiệu như LVMH đang tăng cường sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, những nỗ lực này thường đi kèm với nhiều khó khăn và thách thức. Các báo cáo từ nhà máy của LVMH tại Texas nêu rõ tỷ lệ lãng phí vật liệu chiếm đến 40% – gấp đôi mức trung bình của ngành. Con số này lại càng gây nghi ngờ về khả năng mở rộng quy mô của mặt hàng xa xỉ phẩm.
Khi nào mà châu Âu vẫn còn là trung tâm sản xuất, thì mức thuế nhập khẩu ngày càng tăng cao của Mỹ sẽ tiếp tục làm xói mòn lợi nhuận của các ngành hàng thời trang.
Biến Động Tiền Tệ Càng Làm Tăng Thêm Thách Thức
Sự góp mặt của ngành thời trang trên quy mô toàn cầu là nhân tố khiến ngành hàng này cực kỳ nhạy cảm với những biến động về tiền tệ. Đứng trước lập trường thương mại căng thẳng của Trump, thì đồng đô la Mỹ đã có dấu hiệu suy yếu. Điều này lại tạo thêm một rào cản tiếp tục cho các thương hiệu quốc tế.
Trong khi sự suy yếu của đồng đô la có khả năng thúc đẩy thu nhập neo giá theo đồng euro của các công ty như LVMH và Hermès, thì nó lại đặt ra một thách thức vô cùng lớn cho những công ty neo giá theo đồng đô la như Shein — với mô hình định giá dựa trên khả năng chi trả của người tiêu dùng Mỹ.
Ngay cả Warren Buffett cũng đã lên tiếng lo ngại khi cho rằng Mỹ có thể sẽ không còn cam kết bảo vệ giá trị của đồng đô la. “Chúng tôi không muốn nắm giữ một loại tiền tệ mà chúng tôi tin rằng sẽ bị mất giá một cách đáng kể”, Buffett cảnh báo. Có thể nói, quan điểm này đang là dấu hiệu cho thấy thị trường có thể sẽ “nháo nhào” trong vấn đề phân bổ vốn trong thời gian tới.
Triển Vọng Ngành Thời Trang Cao Cấp Năm 2025: Hỗn Loạn, Phân Mảnh & Cạnh Tranh Khốc Liệt
Dễ dàng nhận thấy, con đường phía trước của ngành thời trang sẽ không trải đầy hoa hồng. Mới đây, Bernstein đã điều chỉnh dự báo năm 2025, khi dự đoán mức tăng trưởng của ngành hàng xa xỉ sẽ giảm 2%, so với mức dự báo trước đó là 5%. Trong khi những ông lớn như LVMH và Kering có thể tận dụng sức mạnh định giá để bảo vệ biên lợi nhuận, thì những người tiêu dùng giàu có cũng đang ngày một ý thức về vấn đề chi phí.
Một số xu hướng hiện tại đang định hình lại bối cảnh của ngành hàng thời trang:
- Các lựa chọn thay thế theo giá trị đang nhanh chóng xâm chiếm thị phần của các thương hiệu xa xỉ truyền thống.
- Khách hàng đang tỏ rõ sự chán chường đối với thương hiệu khi các đợt sản phẩm mới liên tục bị đình trệ và chu kỳ ra mắt sản phẩm đang dần trở nên dễ đoán.
- Việc tăng giá thường xuyên đang ngày một thách thức sự trung thành của người tiêu dùng, từ đó dễ gây rạn nứt mối liên hệ tình cảm mà mặt hàng xa xỉ từng có với khách hàng.
Lúc này, khi ngành hàng thời trang xa xỉ đang thay đổi rõ rệt, thì các thương hiệu lâu đời – hoặc là chọn cách thích ứng nhanh chóng với thời cuộc – hoặc là đứng trước nguy cơ trở nên lạc hậu.
Vượt Qua Cơn Bão Thương Mại Với Doo Prime
Khi ngành thời trang đang chật vật với tình trạng hỗn loạn thương mại và những trở ngại kinh tế mang tầm vĩ mô, thì nhà đầu tư cần tiếp cận thị trường một cách thông minh hơn để phòng ngừa rủi ro và đa dạng hóa sản phẩm giao dịch.
Doo Prime cung cấp hơn 10,000 sản phẩm CFDs trên thị trường toàn cầu — bao gồm:
- Hơn 60 cặp tiền tệ (EUR/USD, USD/JPY, v.v.)
- Cổ phiếu, vàng, bạc, dầu và hợp đồng tương lai
- Tỷ lệ đòn bẩy lên đến 1:1000 giúp nhà đầu tư phân bổ vốn linh hoạt
Hãy là người dẫn đầu các xu hướng định hình trên thị trường toàn cầu, và đừng quên bảo vệ danh mục đầu tư của bạn bằng các công cụ tiên tiến trong thời kỳ biến động hiện nay.
Tuyên Bố Rủi Ro
Chứng Khoán, Hợp Đồng Tương Lai, CFDs và những sản phẩm tài chính khác tiềm ẩn rủi ro cao bởi sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin được hiển thị trong blog này chỉ nhằm mục đích tham khảo, không phải là tư vấn đầu tư, khuyến nghị, ưu đãi hoặc lời mời chào mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin trên không xem xét bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình trạng tài chính cụ thể nào của người đọc. Các tham chiếu hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất của sản phẩm tương ứng trong tương lai. Doo Prime và các chi nhánh liên quan không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin, và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin, hoặc từ các khoản đầu tư nào được thực hiện dựa trên thông tin đó.